Viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở trẻ trên thế giới. Năm 2000, viêm đường hô hấp cấp là nguyên nhân gây ra 1.9 triệu ca tử vong ở trẻ em, trong đó 70% những ca tử vong này là ở châu Phi và khu vực Đông Nam Á.
Viêm tiểu phế quản là tình trạng tổn thương cấp tính của các phế quản nhỏ và trung bình hay gọi là tiểu phế quản. Bệnh thường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi tuy nhiên các triệu chứng nặng thường chỉ xảy ra trên những đối tượng trẻ nhỏ. Bệnh đặc biệt nghiêm trọng gây suy hô hấp nếu không xử lý và điều trị đúng.
Nguyên nhân nào gây viêm tiểu phế quản?
Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản trẻ em chủ yếu do virus, một số virus điển hình gây viêm tiểu phế quản trẻ em như: virus hợp bào hô hấp (RSV), Human metapneumovirus, Parainfluenza virus, Influenza virus, Adenovirus. Trong đó, virus hợp bào hô hấp (RSV) chiếm tới 75% nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở những trẻ em phải nhập viện vì viêm tiểu phế quản. Virus hợp bào hô hấp chiếm từ 20% tới 40% số ca mắc. Parainfluenza virus chiếm từ 10% tới 30% ca mắc. Adenovirus chiếm từ 5% tới 10% số ca mắc. Influenza virus chiếm từ 10% tới 20%.
Triệu chứng của viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là bệnh hay gặp nhất ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, đặc biệt ở trẻ 3 – 6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các tiểu phế quản bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn. Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa trẻ sẽ bị thiếu ôxy để thở.
Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là trẻ bị ho, chảy nước mũi trong, trẻ có thể sốt. Trên thực tế, có rất nhiều trẻ viêm tiểu phế quản không bị sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ có sốt trên 38.5 độ có thể xem xét các nguyên nhân khác.
Bệnh tiến triển, trẻ có ho kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, trẻ thường thở khò khè, khó thở. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày sau đó giảm dần rồi khỏi hẳn. Thời gian bệnh trung bình là 12 ngày. Một số ít bệnh nhi, bệnh tiến triển tốt nhưng triệu chứng vẫn còn sau 28 ngày.
Các dấu hiệu của viêm tiểu phế quản nặng như: trẻ có thể có rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, thở rên, nhịp thở nhanh… Trẻ có thể có thêm một số dấu hiệu toàn thân như li bì, bú kém, bệnh diễn biến có thể gây tắc nghẽn đường thở tiến triển gây suy hô hấp.
Điều trị viêm tiểu phế quản như thế nào?
Tăng cường oxy cho trẻ và giữ ẩm đường hô hấp là liệu pháp hỗ trợ hàng đầu cho trẻ bị viêm tiểu phế quản bị thiếu oxy. Ngoài ra, do tác nhân gây viêm phế quản là virus, không có thuốc điều trị nên việc điều trị hướng tới việc giảm các triệu chứng của viêm tiểu phế quản.
Các thuốc sau đây có thể được sử dụng hỗ trợ ở những bệnh nhi mắc viêm tiểu phế quản:
– Thuốc giãn phế quản kháng AgonistsAlpha/beta (ví dụ: epinephrine racemic, albuterol)
– Thuốc kháng sinh (ví dụ: ampicillin, cefotaxime, ceftriaxone)
– Thuốc kháng virus (ví dụ: ribavirin)
– Thuốc thông mũi (ví dụ: oxymetazolin)
– Thuốc chống viêm như Corticoids (ví dụ: prednisone, methylprednisolone)
Thảo dược và viêm tiểu phế quản
Trong điều trị các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ, hướng đi chính là hỗ trợ giúp giảm ảnh hưởng của triệu chứng đến sinh hoạt của trẻ. Hệ miễn dịch tốt sẽ giúp trẻ mau khỏi. Nếu tiến triển tốt, bệnh thường thoái lui sau 2-3 tuần. Các thuốc Tây y giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng xong chỉ được trong một thời gian ngắn; Bằng những tiến bộ của khoa học hiện đại, các nhà Dược học đã tìm ra các hoạt chất trong thảo dược có tác dụng hỗ trợ tốt nhằm giảm các triệu chứng (đờm, ho, khò khè, khó thở) trong viêm đường hô hấp bằng cách ngăn chặn quá trình gây viêm. Các hoạt chất đó là Thymol, Carvacrol có trong cỏ Xạ Hương giúp giảm sự tập trung quá mức bạch cầu giúp giảm tính cấp tính của viêm phế quản và viêm tiêu phế quản. Hai hoạt chất này tác dụng hiệp đồng với các thành phần khác từ cây Húng Chanh, Tỳ Bà Diệp kháng viêm nên giảm tiết đờm, giảm ho, giảm xung huyết, phù nề đường thở, giúp thông thoáng đường thở cho bé. Thêm vào đó, Thymol còn giúp chống co thắt phế quản giúp bé dễ thở hơn.
Theo nghiên cứu được công bố năm 2012 của Tạp chí cây thuốc, cố vấn bởi GS. George Nkem Ude (Mỹ) đã chỉ ra rằng Bách Bộ làm tăng đáng kể Interferon gamma (INF-γ) (Interferon gamma là thành phần trọng yếu của hệ miễn dịch giúp tăng cường hoạt động kháng virus, vi khuẩn của các tế bào miễn dịch như đại thực bào và lympho T). Ngoài ra dịch chiết Bách bộ giúp tăng Interleukin (IL-2) – cytokine quan trọng cho sự hình thành trí nhớ miễn dịch của tế bào lypho T, một trong những đặc tính quan trọng và đặc trưng của hệ miễn dịch. Thêm vào đó, nghiên cứu của Alshaker (2011) cũng chỉ ra Tỳ Bà Diệp làm tăng INF-γ. Như vậy, Bách Bộ và Tỳ Bà Diệp giúp tăng INF-γ. Đây là thành phần trọng yếu của hệ miễn dịch giúp làm tăng hoạt tính chống virus và vi khuẩn của tế bào miễn dịch như bạch cầu và lympho T.
Như vậy, sự kết hợp các yếu tố giúp tăng cường miễn dịch từ đó giảm khả năng tái nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.