Viêm đa khớp? Triệu chứng – nguyên nhân – hướng điều trị

Viêm đa khớp không phải là tên gọi của một bệnh viêm khớp cụ thể mà là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nhiều khớp bị sưng, đau và viêm cùng lúc. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất cứ độ tuổi nào và có thể dẫn đến một số bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus, hội chứng Sjogren. Do đó người bệnh cần nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh để xác định được hướng chữa trị, ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.

Viêm đa khớp là gì

Viêm đa khớp là một tình trạng bệnh tổng quát liên quan trực tiếp đến khớp. Hiện tượng viêm xảy ra đồng thời trên nhiều khớp của cơ thể mà thông thường là từ 4 – 5 khớp trở lên.

Viêm đa khớp có thể xảy ra tại bất kỳ vị trí nào nhưng thường sẽ là các khớp phải chịu sức ép lớn, hoạt động nhiều như: khớp đầu gối, khớp vai, khớp cổ tay, ngón tay…

Tình trạng viêm đa khớp có thể tồn tại dưới dạng cấp tính (kéo dài khoảng hơn 6 tuần) nhưng cũng có thể trở thành mạn tính và tiến triển thành một căn bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus, hội chứng Sjogren. Bệnh viêm đa khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, thế nên ở mỗi người sẽ xuất hiện những triệu chứng không giống nhau.

Triệu chứng của bệnh viêm đa khớp

Các triệu chứng của viêm đa khớp có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển âm thầm trong cơ thể suốt nhiều tháng và mang những đặc tính tương tự viêm khớp dạng thấp:

  • Đau nhức
  • Căng cứng
  • Sưng tấy và đỏ ở vùng khớp bị viêm
  • Phát ban
  • Cơ thể thường mệt mỏi và thiếu năng lượng
  • Sốt cao từ 38 ºC trở lên
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Luôn trong trạng thái chán ăn
  • Giảm cân bất thường
  • Thiếu máu
  • Đau họng

Và một dấu hiệu đặc trưng của viêm đa khớp mà chúng ta rất dễ nhận biết đó là: Triệu chứng xuất hiện đồng thời ở các khớp đối xứng. Nghĩa là, nếu các biểu hiện sưng tấy, đau nhức xảy ra ở khớp cổ tay phải thì cũng sẽ xảy ra giống hệt ở bàn tay trái

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đa khớp

Các yếu tố khởi phát bệnh viêm đa khớp vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta có thể quy về những nguyên nhân chính yếu dưới đây:

1. Bệnh xương khớp

Một số bệnh lý về xương khớp liên quan đến rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, lupus, thoái hóa khớp… là nguyên nhân dẫn đến viêm đa khớp.

2. Bệnh về chuyển hóa

Các bệnh do rối loạn chuyển hóa như gout, suy gan, suy thận là nguồn gốc phát sinh các triệu chứng viêm đa khớp.

3. Nhiễm virus

Khi cơ thể bị các loại virus như virus sốt (Ross River và Chikungunya); virus sốt xuất huyết (Mayaro); virus HIV… tấn công cũng sẽ gây ra bệnh viêm đa khớp.

4. Ung thư

Những người bị mắc các bệnh ung thư ảnh hưởng đến xương cũng có thể xuất hiện tình trạng viêm đau ở nhiều khớp.

5. Lối sống thiếu lành mạnh

Hút thuốc, uống rượu và uống các loại nước chứa caffeine có thể khiến bạn dễ mắc bệnh viêm đa khớp hơn.

6. Yếu tố cá nhân 

Tuổi tác càng lớn nguy cơ viêm đa khớp càng cao, tỷ lệ viêm đa khớp ở phụ nữ nhiều hơn nam và một số gen di truyền có khả năng phát triển viêm đa khớp là những yếu tố cá nhân liên đới đến bệnh.

Riêng đối với trẻ em, nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định. Nhưng nếu một đứa trẻ phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như khói thuốc lá từ bố mẹ sẽ có nguy cơ bị viêm đa khớp cao hơn những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh (không khói thuốc lá).

Thói quen lười vận động – Ăn uống không khoa học có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp

Các dạng viêm đa khớp thường gặp

Viêm đa khớp không phải là một bệnh hay một tình trạng xương khớp cụ thể bởi đây chỉ là một khái niệm “ám chỉ” hiện tượng nhiều khớp bị đau, bị viêm cùng lúc. Và dưới đây là một số dạng viêm đa khớp mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nhất:

1. Viêm đa khớp tự phát (JIA)

Khi viêm đa khớp xuất hiện ở trẻ vị thành niên, bệnh được định nghĩa là viêm khớp tự phát vị thành niên hoặc JIA. Ở dạng này, bác sĩ chuyên khoa rất khó hoặc không thể xác định nguyên nhân gây bệnh.

Viêm đa khớp tự phát có thể gây sưng và đau ở các khớp nhỏ lẫn khớp lớn từ khớp mắt cá chân, cổ tay, bàn tay đến khớp hông và khớp đầu gối. Một số trường hợp, viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên xảy ra đối với cả vùng cổ và xương hàm.

2. Lupus

Không chỉ ảnh hưởng đến khớp xương, dạng viêm đa khớp lupus còn tác động đến da, tim, phổi, thận và hệ thần kinh trung ương.

3. Viêm khớp vảy nến

Người bệnh có thể bị vẩy nến trước khi bị viêm đa khớp và ngược lại. Dấu hiệu đặc trưng của viêm khớp vảy nến là da bóc vảy, nổi mẩn đỏ và các ngón tay, ngón chân sưng lên giống hình dạng của những chiếc xúc xích mini.

Viêm đa khớp không chỉ làm suy giảm chức năng vận động mà còn ảnh hưởng liên đới đến những cơ quan bộ phận khác của cơ thể. Chính vì thế, chúng ta cần tìm cách “khống chế” viêm đa khớp càng sớm càng tốt.

Biến chứng nguy hiểm của viêm đa khớp

Vậy viêm đa khớp có nguy hiểm không? Câu trả lời là đây không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng biến chứng mà nó gây ra sẽ để lại những hậu quả nặng nề.

Rối loạn giấc ngủ:

Bệnh gây ra những cơn đau dai dẳng cả ngày lẫn đêm nên khiến người bệnh không thể ngủ ngon. Các triệu chứng sưng nóng khớp, cứng khớp cũng gây khó chịu, bứt rứt cho người bệnh.

Trầm cảm:

Thường xuyên bị những triệu chứng “hành hạ” cùng với việc không ngủ đủ giấc, ngủ chập chờn, lo lắng về sức khỏe gây tác động tiêu cực đến tinh thần của người bệnh. Đây chính là nguyên nhân gây trầm cảm ở người người bệnh.

Mất khả năng sinh sản:

Đây là biến chứng mà ít người ngờ tới nên thường chủ quan. Theo nhiều nghiên cứu 25% bệnh nhân nữ viêm đa khớp gặp khó khăn trong việc có con.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch:

Trong dân gian vẫn thường lưu truyền câu “khớp đớp tim”. Điều này dựa trên cơ sở khoa học là những người bị bệnh viêm đa khớp có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 4 lần người khỏe mạnh.

Biến dạng khớp:

Ở những người bị viêm đa khớp lâu ngày sẽ dẫn tới biến dạng khớp. Khớp bị biến dạng sẽ gây khó khăn trong vận động.

Tàn phế:

Biến chứng nặng nề nhất của viêm đa khớp là tàn phế. Theo thống kê, có đến 25% người mắc bệnh bị tổn thương biến dạng tàn phế vĩnh viễn.

Không chỉ tác động tiêu cực đến nhiều cơ quan nội tạng của người bệnh, viêm đa khớp còn trực tiếp làm biến dạng cơ khớp, điển hình là hiện tượng teo cơ và dính cơ. Điều này khiến chức năng vận động bị hạn chế và vẻ ngoài mất đi nhiều phần thẩm mỹ.

Ngoài ra, khi bị viêm đa khớp, một số người sẽ bị tích mỡ ở mặt và vùng lưng. Nếu bệnh lý kéo dài còn gây ra trở ngại tâm lý bởi người bệnh cảm thấy tự ti về những biến chứng mà viêm đa khớp để lại trên cơ thể.

Các biện pháp chẩn đoán viêm đa khớp 

Dựa vào những dấu hiệu và triệu chứng trên cơ thể, chúng ta phần nào đoán biết được bệnh, nhưng để tìm ra căn nguyên của viêm đa khớp, không còn cách nào khác là phải đến các bệnh viện chuyên khoa xương khớp uy tín để thăm khám. Việc xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến viêm đa khớp thông qua các biện pháp chẩn đoán khoa học dưới đây sẽ giúp bác sĩ đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân:

  • Đánh giá dấu hiệu và chức năng vận động khớp

Từ việc quan sát và hướng dẫn bệnh nhân thực hiện một số di chuyển cơ bản để trả lời những câu hỏi như khớp có dấu hiệu bị sưng, nóng và đỏ không? Khả năng vận động khớp linh hoạt không? Chạm vào khớp có đau không? Bác sĩ sẽ đánh giá được phần nào tình trạng bệnh lý và dạng viêm đa khớp.

  • Xét nghiệm máu

Kết quả xét nghiệm máu cho phép bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp có phải do nhiễm virus không? Hoặc bệnh có liên quan đến yếu tố thấp khớp không?

  • Xét nghiệm dịch khớp

Bác sĩ sẽ lấy dịch nhầy ở các khớp để tiến hành xét nghiệm. Những thay đổi về màu sắc và đặc tính của dịch khớp sẽ giúp bác sĩ nhận diện rõ ràng tác nhân khiến bạn bị viêm đa khớp là gì?

Viêm đa khớp khó chẩn đoán hơn các bệnh xương khớp phổ biến khác vì có nhiều dạng tồn tại khác nhau. Do đó, các bác sĩ phải tiến hành cùng lúc nhiều xét nghiệm mới đủ căn cứ để xác nhận nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị bệnh viêm đa khớp như thế nào?

1. Sử dụng thuốc tây

Tùy vào tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân, bác sỹ sẽ kê một hoặc một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm, tiêu sưng, giãn cơ.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen, ketoprofen, naproxen sodium,….

– Thuốc Dmard: Sulfasalazine, hydroxychloroquine, methotrexate, leflunomide, cyclophosphamide….

– Thuốc Corticosteroid: Prednisone, prednisolone và methylprednisolone.

– Thuốc điều trị viêm đa khớp dạng sinh học: Etanercept infliximab, adalimumab,…

Các loại thuốc trên có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng bệnh nhưng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và dùng thuốc nếu không được bác sỹ kê đơn.

2. Sử dụng bài thuốc dân gian chữa viêm đa khớp

* CHỮA VIÊM ĐA KHỚP BẰNG LÁ LỐT

Sắc khoảng 15 – 30g lá lốt tươi cùng với 2 bát nước đến khi còn ½ bát nước thì tắt bếp.

Gạn nước uống sau khi ăn tối

Uống nước sắc lá lốt là bài thuốc dân gian phổ biến

* NGẢI CỨU

Ngải cứu, gừng, hành lá rửa sạch

Sau đó, giã nát rồi cho vào rang nóng.

Đắp hỗn hợp này lên vùng khớp sưng đau.

* MẬT ONG VÀ BỘT QUẾ

Pha 1 thìa mật ong với nửa thìa bột quế vào 1 cốc nước nóng.

Mỗi ngày uống 2 cốc hỗn hợp này.

Mật ong và bột quế chữa viêm đa khớp

* BÀI THUỐC CHỮA VIÊM ĐA KHỚP TỪ CÂY XẤU HỔ

Rễ cây xấu hổ rửa sạch, tẩm rượu trắng từ 35 – 45 độ rồi rang khô.

Cho rễ cây vào sắc với 600ml nước, đun còn ½ lượng nước thì tắt bếp.

Ngày uống 3 lần.

* DÂY ĐAU XƯƠNG

Lấy phần thân dây đau xương rửa sạch, thái nhỏ rồi sao vàng.

Sau đó, ngâm với rượu trắng trong bình đậy nắp trong 2 tháng.

Người bệnh lấy rượu này để xoa bóp lên vị trí đau.

3. Điều trị viêm đa khớp  tại nhà

Ngoài uống thuốc, để giảm đau và các triệu chứng cứng khớp do viêm đa khớp gây ra, các bạn nên tiếp nhận thêm các bài tập vật lý trị liệu và xây dựng một kế hoạch tập thể dục phù hợp với nhu cầu cá nhân, chẳng hạn như bơi lội, đi bộ và đi xe đạp. Tốt hơn hết, bạn nên nhờ bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu tham vấn cường độ cũng như cách thức tập luyện để đảm bảo an toàn cho cơ, khớp và xương.

Tắm nước ấm và massage nhẹ nhàng là liệu pháp thư giãn cơ khớp tuyệt vời, đồng thời kiểm soát cơn đau do viêm khớp hữu hiệu mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày. Một điều vô cùng quan trọng giúp hồi phục và tái tạo sụn, xương dưới sụn nữa mà các bạn không được bỏ qua đó là duy trì thực đơn ăn uống hợp lý với hàm lượng dinh dưỡng cân đối

Điều trị bệnh viêm đa khớp như thế nào?

Để phòng tránh bệnh, bạn nên thực hiện theo những gợi ý sau đây:

– Giữ chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, omega-3, rau xanh. Đồng thời, loại bỏ chất béo động vật, rượu, bia, chất kích thích ra khỏi thực đơn hàng ngày.

– Tập thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với thể trạng. Các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi sẽ giúp lấy lại sự linh hoạt cho các khớp, tăng sự dẻo dai cho cơ thể.

– Nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức, giữ tinh thần thoải mái.

– Điều trị dứt điểm mọi chấn thương nếu có.

– Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.