Viêm khớp cổ chân ? nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị & phòng ngừa

Viêm khớp cổ chân là một loại viêm khớp làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người mắc phải. Tình trạng này kéo dài khiến việc đi lại, vận động trở nên hạn chế. Thậm chí, nếu không điều trị kịp thời và triệt để có thể khiến bệnh xuất hiện nhiều biến chứng, nặng nhất là tàn tật. Vậy bệnh viêm khớp cổ chân là gì và có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Viêm khớp cổ chân là gì

Bệnh viêm khớp cổ chân là tình trạng phần sụn đệm ở hai đầu xương nối có dấu hiệu bị tổn thương, hư hỏng. Điều này dẫn tới hiện tượng đau nhức, cứng khớp khó chịu.

Bệnh lý viêm khớp cổ chân có thể xảy ra với bất kỳ ai, theo khảo sát, đối tượng chính thường gặp phải bệnh này là những người đã có tuổi. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, đối tượng mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như ít vận động, chấn thương, thừa cân,…

Nếu để bệnh viêm khớp cổ chân tiến triển thành mãn tính sẽ cực kỳ khó khắc phục. Đặc biệt, người bệnh phải đối diện với nguy cơ gặp phải biến chứng cao. Vì vậy, mọi người khi có những triệu chứng đau nhức cần tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sớm để hạn chế nguy hiểm.

Bệnh hình thành do đâu

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm khớp cổ chân thường là do sự suy giảm của dịch nhầy bôi trơn tại vị trí này. Điều này khiến cho vùng khớp cổ chân không hoạt động được trơn tru, tạo ma sát khi di chuyển, dẫn đến tổn thương sụn khớp.

Ngoài ra, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm khớp cổ chân:

  • Tuổi tác:Dễ dàng nhìn thấy rằng, người có độ tuổi trung niên trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do quá trình lão hóa xương khớp tự nhiên. Lúc này, xương khớp có dấu hiệu suy yếu, hệ thống bôi trơn suy giảm, khả năng phục hồi cũng giảm dần.
  • Thừa cân: Trọng lượng cơ thể quá nặng dồn lên chân khiến chân phải chịu sức ép lớn, dần dần bị suy yếu, tổn thương và bị viêm khớp.
  • Chấn thương:Khi vận động mạnh hoặc sai tư thế trong thời gian dài có thể gặp phải những chấn thương như bong gân, trật khớp, gãy xương…. Điều này có thể là yếu tố khiến cho vùng khớp cổ chân bị tổn thương, dễ gây ra viêm nhiễm.
  • Có bệnh lý về xương khớp:Nếu bệnh nhân có bệnh về rối loạn chuyển hóa hoặc các bệnh khác như gout, viêm đa khớp, thoái hóa cột sống, viêm gân,… thường có nguy cơ cao bị viêm khớp cổ chân.
  • Các nguyên nhân khác: yếu tố di truyền, dị dạng khớp bẩm sinh, căng thẳng kéo dài,… cũng là những nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cổ chân. Tuy nhiên, các yếu tố này thường rất hiếm gặp.

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây viêm khớp cổ chân rất quan trọng. Điều này giúp các bác sĩ chuyên khoa đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp, sát hơn với tình trạng bệnh của bạn, cho hiệu quả vượt trội hơn.

Dấu hiệu phát hiện viêm khớp cổ chân

Nếu bạn có một trong những triệu chứng dưới đây, rất có thể nó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm khớp cổ chân:

  • Đau nhói quanh cổ chân:Nếu như mắc bệnh, vùng cổ chân sẽ thường xuyên xuất hiện cảm giác đau nhói, tức khó chịu. Thậm chí, nhiều người còn gặp khó khăn trong việc di chuyển, hoạt động. Khi thay đổi thời tiết, cơn đau cũng có thể xuất hiện dai dẳng và đau nhiều hơn.
  • Cứng khớp và đau khi ngủ dậy: Sau một đêm nghỉ ngơi, khớp chân không vận động nên vào buổi sáng, người bệnh thường sẽ cảm nhận được khớp bị cứng, khó cử động.
  • Cổ chân bị sưng: Hiện tượng sưng tấy đỏ khá phổ biến. Tình trạng này nếu không sớm khắc phục có thể làm dịch viêm lan sang các vùng khác. Tuy nhiên, không phải những ai bị viêm khớp cổ chân cũng bị sưng.
  • Xương kêu lục khục khi di chuyển: Trong quá trình đi lại, người bệnh có thể nghe thấy tiếng xương kêu lục khục, lắc rắc.
  • Triệu chứng khác:Ngoài những dấu hiệu nêu trên, người bệnh viêm khớp cổ chân có thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, ngại vận động,…

Viêm khớp cổ chân có nguy hiểm không

Câu hỏi viêm khớp cổ chân có nguy hiểm không được rất nhiều người bệnh thắc mắc và mong muốn được giải đáp. Như có nhắc tới ở trên, viêm khớp cổ chân không chỉ gây ra hiện tượng đau đớn cho người mắc phải mà nếu khi không được điều trị kịp thời, nó còn dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Một số nguy cơ liên quan đến sức khỏe người bệnh có thể gặp phải gồm:

  • Tiến triển thành viêm màng bao hoạt dịch khớp cổ chân:Khi viêm khớp cổ chân có dịch, màng hoạt dịch có xu hướng dày lên và bị viêm, cộng với việc các mạch máu tăng thêm khiến cho lượng máu chảy đến khớp cổ chân tăng cao.
  • Teo cơ, xương biến dạng: Do phải hạn chế vận động, cơ dần mất đi chức năng do máu lưu thông kém nên người bệnh dễ bị teo cơ. Nhiều trường hợp bị biến dạng xương khiến cho việc di chuyển trở nên khó khăn do cơ và xương yếu đi.
  • Thương tật vĩnh viễn, tàn phế:Nếu bệnh tình trở nên nghiêm trọng và không thể khắc phục được nữa, người bệnh phải đối diện với nguy cơ khớp cổ chân mất khả năng vận động dẫn tới tàn phế suốt đời.

Qua những biến chứng được nêu trên đây, có thể thấy bệnh viêm khớp cổ chân không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng lại gây ra nhiều rào cản đối với sức khỏe, tinh thần và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, mọi người tuyệt đối không được chủ quan và cần có biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời.

Viêm khớp cổ chân được điều trị thế nào

Hiện nay, với sự phát triển của nền y học, có rất nhiều phương pháp điều trị viêm khớp cổ chân khác nhau, mang lại cho người bệnh nhiều sự lựa chọn hơn. Cụ thể có những cách phổ biến dưới đây:

Vật lý trị liệu điều trị bệnh viêm khớp cổ chân 

Đây là giải pháp được nhiều chuyên gia xương khớp khuyến khích người bệnh áp dụng để giảm tình trạng đau nhức ở vùng khớp cổ chân. Sở dĩ vậy bởi đây là cách  chữa an toàn, không gây tác dụng phụ lại cho hiệu quả vượt trội. Vật lý trị liệu thường có châm cứu, bấm huyệt và massage.

Dựa trên tình trạng bệnh mà các bài tập chuyên biệt cũng sẽ được chỉ định từ người có chuyên môn sao cho đảm bảo tính phù hợp với sức khỏe thời điểm đó. Những bài tập phổ biến có thể kể đến như tập gập và duỗi khớp cổ chân, quay khớp cổ chân,…

Áp dụng bài thuốc dân gian đơn giản, cho hiệu quả cao 

Theo kinh nghiệm truyền miệng, có rất nhiều bài thuốc dân gian được người dân áp dụng trong điều trị viêm khớp cổ chân và cho hiệu quả cao. Đặc biệt, biện pháp này rất dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí.

Các bài thuốc dân gian phổ biến làm từ các nguyên liệu phổ biến gồm có:

  • Rượu tỏi:ngâm tỏi với rượu sau 2 tuần, lấy ra uống mỗi ngày một chén nhỏ.
  • Vỏ sầu riêng: Dùng vỏ sầu riêng đã phơi khô sắc lấy nước uống mỗi ngày.
  • Bột quế và mật ong:Pha bột quế và mật ong dùng ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Với các bài thuốc dân giản, mắc dù dễ làm nhưng lại chỉ cho tác dụng hỗ trợ giảm đau, không thể thay thế thuốc đặc trị. Chính vì vậy, chỉ nên áp dụng khi bệnh tình ở mức độ nhẹ.

Thuốc trị viêm khớp cổ chân trong Tây y thường được nhắc tới nhiều nhất là các loại thuốc có khả năng kháng viêm, giảm đau. Các nhóm thuốc chính được các bác sĩ chỉ định nhiều trong các đơn thuốc thường là:

  • Thuốc chống viêm: Ngăn chặn phản ứng viêm, giảm đau bằng thuốc không chứa steroid như: Aspirin, Meloxicam, Etodolac,…
  • Thuốc giãn cơ: Giảm tình trạng cứng khớp, giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn bằng các thuốc như Cyclobenzaprine, Baclofen,…
  • Thuốc giảm đau thông thường:Cái tên phổ biến nhất chắc chắn không gì khác ngoài Paracetamol giúp giảm đau tức thì.
  • Thuốc bổ:Các loại thuốc có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp xương khớp khỏe hơn như Glucosamine, Vitamin C, D, E,…

Thuốc Tây y có đặc điểm cho tác dụng nhanh chóng nhưng nếu người bệnh lạm dụng nhiều lại dễ gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, mọi người tuyệt đối không tự ý tăng/giảm liều, chỉ sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Phòng và ngừa bệnh viêm khớp cổ chân

Để hạn chế tối đa trường hợp viêm khớp cổ chân diễn tiến nặng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, mọi người nên chủ động phòng ngừa bằng cách sau đây:

  • Nếu có dấu hiệu đau nhức hay có bất kỳ tổn thương nào, nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và nhận phác đồ điều trị phù hợp.
  • Khi bị đau, không nên hạn chế vận động quá nhiều. Điều này có thể gây cứng khớp, làm ảnh hưởng đến việc khớp phục hồi nếu trong trường hợp đang bị bệnh.
  • Duy trì cân nặng phù hợp với cơ thể, tránh để thừa cân gây sức ép xuống cho khớp ở chân.
  • Tạo lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao và xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
  • Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát được bệnh, sớm phát hiện để điều trị.