Viêm cầu thận IgA (hay còn được gọi là bệnh thận IgA, bệnh Berger) là một dạng tổn thương cầu thận hay gặp, là một bệnh tự miễn, xảy ra khi các khối kháng thể IgA lắng đọng trong thận gây nên tình trạng viêm và tổn thương cầu thận.
Viêm cầu thận IgA có chữa khỏi được không?
Viêm cầu thận IgA là những tổn thương mãn tính ở cầu thận. Vì vậy mà để chữa khỏi hoàn toàn bệnh rất khó. Tuy nhiên, nếu có thể phát hiện kịp thời và điều trị tích cực thì sẽ giúp ổn định lại hoạt động của thận.
Các phương pháp chẩn đoán viêm cầu thận IgA
Xét nghiệm nước tiểu
Việc xét nghiệm nước tiểu có thể giúp phát hiện sự xuất hiệu của các protein niệu hoặc có thể phát hiện được sự xuất hiện của cholesterol trong nước tiểu qua kính hiển vi quang học. Ngoài ra đối với những trường hợp đái ra máu có thể nhận biết thông qua hồng cầu biến dạng và có thể có trụ hồng cầu.
Sinh thiết thận
Việc sinh thiết thận cho thấy sự lắng đọng của các cao phân thử IgA và bổ thể (C3). Tuy nhiên, sự lắng động IgA ở gian mạch có thể xảy ra ở các bệnh khác như viêm mạch do immunoglobulin A, ung thư phổi, xơ gan, bệnh celiac, bệnh vảy nến, nhiễm HIV,… Đặc biệt là bệnh viêm mạch do globulin miễn dịch A, đây cũng là một trong những bệnh có sự biểu hiện của sự lắng đọng IgA ở cầu thận
Một số tiêu chuẩn để chẩn đoán viêm cầu thận IgA
Tiêu chuẩn | Định nghĩa | Phân loại |
Tăng sinh tế bào gian mạch |
< 4 tế bào gian mạch/vùng gian mạch = 0
45 tế bào gian mạch/vùng gian mạch = 1 67 tế bào gian mạch/vùng gian mạch = 2 > 8 tế bào gian mạch/vùng gian mạch = 3 Điểm của tăng sinh tế bào gian mạch là điểm trung bình của tất cả các cầu thận |
M0 ≤ 0,5
M1 > 0,5 |
Xơ hóa cầu thận mảnh |
Bất kỳ số lượng nào của tổn thương thành đám xơ hóa nhưng khppng xơ hóa toàn bộ hoặc sự hiện diện của bám dính | S0 không có
S1 có |
Tăng sinh tế bào nội mạch |
Tăng sinh tế bào dẫn đến tăng số lượng các tế bào trong lòng mao mạch cầu thận gây hẹp lòng bao mạch | E0 không có
E1 có |
Teo ống thận/xơ hóa kẽ |
Tỷ lệ % vùng co hẹp do ảnh hưởng bởi teo ống thận hoặc xơ hóa kẽ, quá trình này luôn phát triển đi lên | 0,25% T0
2650% T1 > 50% T2 |
Điều trị viêm cầu thận IgA
Có 2 tiêu chí để điều trị đối với những bệnh nhân viêm cầu thận IgA: khống chế huyết áp và giảm Albumin niệu xuống mức chuẩn là 500mg/24h
Sử dụng các thuốc ức chế men chuyển (ACE) hay thuốc chẹn thụ thể angiotensinII
Biện pháp này sẽ được điều trị bằng các thuốc ức chế men chuyển (ACE) hay thuốc chẹn thụ thể angiotensinII thông qua việc làm giãn mạch, giảm sức cản mạch máu và giải phóng catecholamines tăng huyết áp norepinephrine và adrenaline.
Thuốc ức chế chất đồng vận chuyển natri-glucose 2
Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri – glucose 2 (SGLT2) được sử dụng cho những bệnh nhân bị protein niệu thứ phát do bệnh thận do IgAtrong trường hợp dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ARB không có tiến triển. Thuốc ức chế SGLT2 giúp cải thiện protein niệu do bệnh thận do tiểu đường, cũng làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh thận mạn tính.
Sử dụng Corticosteroid và các thuốc ức chế miễn dịch
Đối với những bệnh nhân có tiến triển nặng, corticosteroid được sử dụng làm chậm tốc độ tiến triển thành suy thận. Tuy nhiên, việc sử dụng corticoid cũng mang lại những tác dụng phụ như:
- Tăng lượng Protein niệu trong thời gian dài (> 1 g/ngày
- Nồng độ creatinine huyết thanh tăng
Ghép thận
Đối với những bệnh nhân đã tiến triển nặng, thậm chí dẫn đến các biến chứng về thận như thận hư, suy thận,… thì việc ghép thận được ưu tiên hơn hết so với chạy thận. Chủ yếu giúp bệnh nhân có thể cải thiện đời sống.
Các biện pháp phòng ngừa viêm cầu thận IgA
· Hạn chế và từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá
Trong thành phần khói thuốc có hơn 40 hợp chất (chủ yếu là các hợp chất thơm có vòng như nitrosamines, benzopyrenes,…) có khả năng gây ung thư cũng như làm suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
· Kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu
Huyết áp cao, tiểu đường là một trong những nguyên nhân thứ phát dẫn đến viêm cầu thận IgA. Tập thể dục vài phút hàng ngày có thể giúp kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể cũng như duy trì huyết áp ở mức bình thường.
· Chế độ ăn uống phù hợp
– Theo chế độ ăn ít Natri
Việc áp dụng chế độ ăn ít Natri có thể giảm tình trạng tích nước trong cơ thể. Tùy theo cân nặng mà giới hạn Natri mỗi bữa ăn sẽ khoảng 1500-2000mg/ngày (tương đương với 5g muối/người/ngày)
– Theo chế độ ăn ít chất béo:
Giảm thịt béo, bơ,… và ăn nhiều rau xanh giúp cơ thể giảm lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa các nguy cơ gây nên thận hư và các bệnh lý nguy hiểm khác
Một số thực phẩm nên/không nên ăn bao gồm:
Các nhóm thực phẩn không nên sử dụng |
Nhóm thực phẩm nên sử dụng |
· Những thực phẩm chứa nhiều NatriThực phẩm đóng hộp Thực phẩm qua chế biến (xúc xích,…) Đồ ăn nhanh (khoai tây chiên, hamburger,…) Phô mai Nước chấm, nước sốt,… Các loại gia vị chứ hàm lượng Natri cao (nước sốt thịt xay, sốt cà chua, mù tạt,…) · Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng Cholesterol caoĐồ uống có ga Bơ thực vật Tôm và các loại hải sản
|
· Thực phẩm có hàm lượng Natri ítBánh mì, ngũ cốc Rau củ quả, trái cây Thịt chưa qua chế biến Sữa, sữa chua (những loại này thường có hàm lượng Natri vừa phải) Trà, nước ép, những đồ uống từ trái cây (nước ép nho,…) Các gia vị có lượng Natri thấp (tiêu, tỏi tươi, hành tây tươi, gừng, hẹ, quế, nước chanh,…) · Nhóm thực phẩm giúp giảm CholesterolThực phẩm giàu chất xơ (rau, củ, quả) Yến mạch Chuối Trà, nước ép hoa quả (nước ép nho,…) |